ĐT: (0290) 383 1066 - 383 3905
Thứ bảy, 2-12-23 02:55:22

Ðặc sản xứ Viên An

Báo Cà Mau Huyện Ngọc Hiển là vùng đất trẻ, giàu sản vật rừng và biển. Mỗi khi nhắc đến ẩm thực nơi miền đất mũi, người ta nghĩ ngay đến đặc sản ba khía muối Rạch Gốc; vọp, cá thòi lòi, nghêu Ðất Mũi... Ngoài ra, Ngọc Hiển còn một đặc sản nức tiếng nữa, đó là món cá lạc (lịch củ) một nắng xứ Viên An.

Chị Võ Thị Ðào (ngụ ấp Ông Trang, xã Viên An, huyện Ngọc Hiển) là một trong những người làm lịch củ một nắng nổi tiếng vùng này, cho biết, lịch củ có hình dáng giống con lịch, con lươn. Loài này sống ở vùng ven sông, biển, bãi bồi huyện Ngọc Hiển nhưng rất hiếm, chúng có nhiều vào thời điểm từ tháng 9-11, giá lịch củ tươi dao động từ 450-600 ngàn đồng/kg tuỳ kích cỡ.

Cũng theo chị Ðào, cách làm lịch củ một nắng rất đơn giản. Lịch củ tươi mua về, rọc phần bụng bỏ ruột, rửa sạch đem phơi dưới nắng tốt tầm 3-4 tiếng cho vừa khô phần da, đem vào hút chân không, rồi để vào tủ đông là thành phẩm.

Loài lịch củ thịt thơm, béo, không xương nên chế biến được nhiều món ngon như: kho nghệ, nấu canh chua, xào sả ớt..., nhưng ngon hơn cả là nướng than đước - đặc sản độc đáo của xứ Viên An - Ngọc Hiển này được rất nhiều du khách ưa thích.

Chị Võ Thị Ðào (áo xanh), một trong những người khởi nghiệp từ nghề làm ba khía muối nước mắm và làm lịch củ một nắng. Lịch củ là loại đặc sản hiếm nên mỗi con nước, cơ sở của chị thu mua chỉ được vài trăm ký, cung cấp ra thị trường.

 

Lịch củ sau khi sơ chế bỏ phần ruột, đem phơi dưới nắng tốt tầm 3-4 tiếng sẽ có màu vàng ánh.

 

Chị Ðào bên sản phẩm lịch củ một nắng - loài hải sản quý hiếm và nổi tiếng xứ Viên An - Ngọc Hiển.

 

Lịch củ một nắng - món quà xứ Ngọc Hiển dành tặng du khách phương xa.

 

Lịch củ thịt thơm, béo, không xương nên chế biến được nhiều món ngon độc đáo, ngon nhất là nướng bằng than đước.

 

Huỳnh Lâm thực hiện

 

Huấn luyện đồng bộ - Sẵn sàng chiến đấu

Năm 2023, Ðảng uỷ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo toàn đơn vị tổ chức huấn luyện với phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”, đúng quan điểm, nguyên tắc, các mối kết hợp; coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, sát nhiệm vụ, đối tượng, địa bàn và tổ chức biên chế; đảm bảo 100% quân số tham gia thực hiện các nội dung huấn luyện.

Nghề đặc trưng ở Hòn Chuối

Hòn Chuối nằm cách đất liền 18 hải lý về hướng Tây Nam (tính từ cửa Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời). Ngoài nghề đánh bắt hải sản, người dân ở Hòn Chuối, thị trấn Sông Ðốc và các tỉnh lân cận đã tận dụng mặt nước ven cụm đảo nuôi cá bớp lồng bè, mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đáng kể đời sống người dân.

Làng khô phố biển

(CMO) Cửa biển Sông Ðốc (thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời) là cửa biển sầm uất của tỉnh Cà Mau và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có lượng lớn tàu biển khai thác, mang về nguồn thuỷ hải sản dồi dào.

Sức sống trò chơi dân gian

(CMO) Trò chơi dân gian là loại hình nghệ thuật độc đáo, xuất phát từ cuộc sống của người dân lao động thời xa xưa; là cách giải trí thường ngày và trong các lễ hội, nhằm xua tan vất vả, cực nhọc trong lao động.

Bức tranh quê lúa

(CMO) Huyện Trần Văn Thời là vùng duyên hải nằm ở phía Tây của tỉnh. Nơi đây nổi tiếng với cụm hòn Ðá Bạc, Hòn Chuối, Vườn Quốc gia U Minh Hạ... Không những thế, đây còn là vùng nguyên liệu lúa lớn nhất tỉnh, mỗi năm lúa vàng đồng từ 2-3 vụ, đem lại cuộc sống no ấm cho nhà nông. Những ngày tháng 8, vào mùa thu hoạch, những cánh đồng lúa vùng ngọt hoá: Khánh Bình, Trần Hợi, Khánh Bình Tây... chín vàng, đẹp như một bức tranh.

Dấu ấn thời chống Pháp

(CMO) Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với đồng bào cả nước, quân và dân Cà Mau đã nhất tề đứng lên, biến phố thị, đình, chùa, nhà dân, rừng tràm, rừng đước thành căn cứ cách mạng.

Xuôi dòng kênh xáng Lương Thế Trân

(CMO) Sau giải phóng, nhằm cải tạo đất phèn, nhất là thực hiện chủ trương chuyển đổi canh tác từ 1 vụ lúa mùa dài ngày sang 2 vụ lúa ngắn ngày, chủ động điều tiết nước ở huyện Cái Nước và một phần của thị xã Cà Mau (nay là TP Cà Mau), kênh xáng mang tên người Anh hùng Lương Thế Trân ra đời.

Hàng rào “2 trong 1”

(CMO) Trước thực trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng, tỉnh Cà Mau chỉ đạo đơn vị sở, ngành cấp tỉnh phối hợp UBND các huyện khẩn trương thực hiện nhiều biện pháp phòng chống sạt lở theo tuyến đê, sông ngòi, kênh rạch.

“Xóm chem chép”

(CMO) Ở xứ Ông Ðơn (ấp Phú Quý), Kênh Ba (ấp Cái Ngay), xã Thanh Tùng, huyện Ðầm Dơi, có hàng chục hộ sống thành xóm, chuyên nghề săn bắt các loài nhuyễn thể, đặc biệt là con chem chép. Vào con nước ròng bỏ bãi, hàng chục người cùng vỏ lãi composite mang theo cơm nước, xẻng, vá, cần móc... chia nhau vào từng khu vực ven sông, rạch chờ nước ròng để bắt chem chép.

Ðột phá tăng vụ

(CMO) Mô hình lúa - tôm càng xanh đã không còn xa lạ, tuy nhiên, trên cùng diện tích mà 1 năm nuôi được 4 vụ tôm càng xanh như ông Trần Văn Bình (ấp Nguyễn Tòng, xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình) là rất đáng nể. Bởi theo ông Trần Thanh Phong, Chủ tịch Hội Nông dân xã Biển Bạch Ðông, đa phần người dân nuôi 1 vụ tôm càng xanh/năm, có hộ nuôi thêm đợt trái vụ là tối đa 2 vụ/năm. Riêng ông Bình nuôi thành công 4 vụ/năm, duy trì hiệu quả từ năm 2022 đến nay. Ðặc biệt, trong đó có đến 3 vụ thu hoạch trái vụ, giúp gia đình bán tôm giá cao.