ĐT: (0290) 383 1066 - 383 3905
Thứ bảy, 2-12-23 02:07:36

Ðặt trúm lươn rừng U Minh Hạ

Báo Cà Mau Mới đây, cô giáo Ðỗ Thị Sáng, Trường THCS&THPT Lý Văn Lâm (TP Cà Mau), cùng học trò có trải nghiệm thú vị khi được hoà mình vào thiên nhiên trong lành xứ rừng U Minh Hạ, được cùng nông dân đặt trúm lươn tại đây.

Các em được trải nghiệm cùng ông Trần Công Chánh, ấp Ðội 12, xã Khánh Bình Tây Bắc và ông Phạm Văn Lùn, Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, làm ống trúm bằng cây tre gai để đặt lươn theo cách truyền thống. Từ công đoạn dùng cưa cắt tre, rồi thụt mắt tre, làm hom, dùi lỗ cho lươn thở, đến khâu làm mồi và đi đặt trúm bắt lươn. Sau đó, các em được thưởng thức tại chỗ món lươn um, canh chua lươn trái giác, lươn xào sả ớt nóng hổi và thơm ngon...

Hoạt động ngoại khoá, dã ngoại là dịp để học sinh thành thị vui chơi, trải nghiệm thực tế, hoà mình vào thiên nhiên, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với bà con nông dân. Thông qua những chuyến đi thực tế, các em hiểu thêm những điều mới lạ, bổ ích, cũng như những công việc vất vả của nhà nông để trân quý người lao động và giúp bản thân trưởng thành hơn.

Học sinh trải nghiệm công đoạn cưa, róc mắt tre làm trúm đặt lươn của ông Trần Công Chánh (bên trái) và ông Phạm Văn Lùn.

 

Học sinh Trường THCS&THPT Lý Văn Lâm học làm nông dân, cùng ông Trần Công Chánh có chuyến đi thú vị vào rừng U Minh Hạ đặt trúm lươn.

 

Các em hào hứng xem cách đổ lươn vào giỏ.

 

Em Nguyễn Thị Thuỳ Trang, học sinh Trường THCS&THPT Lý Văn Lâm, rất thích thú khi tự tay bắt lươn rừng xứ U Minh Hạ.

 

Món ngon từ lươn rừng tràm U Minh.

 

Huỳnh Lâm thực hiện

 

Huấn luyện đồng bộ - Sẵn sàng chiến đấu

Năm 2023, Ðảng uỷ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo toàn đơn vị tổ chức huấn luyện với phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”, đúng quan điểm, nguyên tắc, các mối kết hợp; coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, sát nhiệm vụ, đối tượng, địa bàn và tổ chức biên chế; đảm bảo 100% quân số tham gia thực hiện các nội dung huấn luyện.

Nghề đặc trưng ở Hòn Chuối

Hòn Chuối nằm cách đất liền 18 hải lý về hướng Tây Nam (tính từ cửa Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời). Ngoài nghề đánh bắt hải sản, người dân ở Hòn Chuối, thị trấn Sông Ðốc và các tỉnh lân cận đã tận dụng mặt nước ven cụm đảo nuôi cá bớp lồng bè, mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đáng kể đời sống người dân.

Làng khô phố biển

(CMO) Cửa biển Sông Ðốc (thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời) là cửa biển sầm uất của tỉnh Cà Mau và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có lượng lớn tàu biển khai thác, mang về nguồn thuỷ hải sản dồi dào.

Sức sống trò chơi dân gian

(CMO) Trò chơi dân gian là loại hình nghệ thuật độc đáo, xuất phát từ cuộc sống của người dân lao động thời xa xưa; là cách giải trí thường ngày và trong các lễ hội, nhằm xua tan vất vả, cực nhọc trong lao động.

Bức tranh quê lúa

(CMO) Huyện Trần Văn Thời là vùng duyên hải nằm ở phía Tây của tỉnh. Nơi đây nổi tiếng với cụm hòn Ðá Bạc, Hòn Chuối, Vườn Quốc gia U Minh Hạ... Không những thế, đây còn là vùng nguyên liệu lúa lớn nhất tỉnh, mỗi năm lúa vàng đồng từ 2-3 vụ, đem lại cuộc sống no ấm cho nhà nông. Những ngày tháng 8, vào mùa thu hoạch, những cánh đồng lúa vùng ngọt hoá: Khánh Bình, Trần Hợi, Khánh Bình Tây... chín vàng, đẹp như một bức tranh.

Dấu ấn thời chống Pháp

(CMO) Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với đồng bào cả nước, quân và dân Cà Mau đã nhất tề đứng lên, biến phố thị, đình, chùa, nhà dân, rừng tràm, rừng đước thành căn cứ cách mạng.

Xuôi dòng kênh xáng Lương Thế Trân

(CMO) Sau giải phóng, nhằm cải tạo đất phèn, nhất là thực hiện chủ trương chuyển đổi canh tác từ 1 vụ lúa mùa dài ngày sang 2 vụ lúa ngắn ngày, chủ động điều tiết nước ở huyện Cái Nước và một phần của thị xã Cà Mau (nay là TP Cà Mau), kênh xáng mang tên người Anh hùng Lương Thế Trân ra đời.

Hàng rào “2 trong 1”

(CMO) Trước thực trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng, tỉnh Cà Mau chỉ đạo đơn vị sở, ngành cấp tỉnh phối hợp UBND các huyện khẩn trương thực hiện nhiều biện pháp phòng chống sạt lở theo tuyến đê, sông ngòi, kênh rạch.

“Xóm chem chép”

(CMO) Ở xứ Ông Ðơn (ấp Phú Quý), Kênh Ba (ấp Cái Ngay), xã Thanh Tùng, huyện Ðầm Dơi, có hàng chục hộ sống thành xóm, chuyên nghề săn bắt các loài nhuyễn thể, đặc biệt là con chem chép. Vào con nước ròng bỏ bãi, hàng chục người cùng vỏ lãi composite mang theo cơm nước, xẻng, vá, cần móc... chia nhau vào từng khu vực ven sông, rạch chờ nước ròng để bắt chem chép.

Ðột phá tăng vụ

(CMO) Mô hình lúa - tôm càng xanh đã không còn xa lạ, tuy nhiên, trên cùng diện tích mà 1 năm nuôi được 4 vụ tôm càng xanh như ông Trần Văn Bình (ấp Nguyễn Tòng, xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình) là rất đáng nể. Bởi theo ông Trần Thanh Phong, Chủ tịch Hội Nông dân xã Biển Bạch Ðông, đa phần người dân nuôi 1 vụ tôm càng xanh/năm, có hộ nuôi thêm đợt trái vụ là tối đa 2 vụ/năm. Riêng ông Bình nuôi thành công 4 vụ/năm, duy trì hiệu quả từ năm 2022 đến nay. Ðặc biệt, trong đó có đến 3 vụ thu hoạch trái vụ, giúp gia đình bán tôm giá cao.