ĐT: (0290) 383 1066 - 383 3905
Thứ bảy, 2-12-23 03:55:43

Giá gỗ đước tăng, người trồng rừng phấn khởi

Báo Cà Mau Ngọc Hiển là địa phương có rừng ngập mặn lớn nhất tỉnh Cà Mau, với diện tích rừng tập trung trên 35.461 ha, tỷ lệ che phủ rừng và cây phân tán trên 50%. Hiện nay có hàng trăm héc-ta rừng đước đang vào độ tuổi khai thác.

Theo ông Lưu Tấn Hùng, Phó giám đốc phụ trách Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hiển: "Hiện nay, rừng đang vào mùa khai thác. Chỉ trong tháng 9, đã khai thác được 11,38 ha, sản lượng gỗ trên 1.552,88 m3, luỹ kế từ đầu năm đến nay khai thác được 105,48 ha, sản lượng gỗ 5.982,18 m3, doanh thu trên 6 tỷ đồng. Giá gỗ năm nay tăng hơn so với năm trước nên bà con sống bằng nghề trồng rừng rất phấn khởi".

Nhiều cánh rừng ở huyện Ngọc Hiển đang vào độ tuổi khai thác.

Kinh tế lâm nghiệp huyện Ngọc Hiển những năm qua có nhiều khởi sắc, từ trồng rừng đến nuôi thuỷ hải sản dưới tán rừng, phát triển du lịch sinh thái... mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể, góp phần làm thay đổi đời sống người dân dưới tán rừng ngập mặn.

Trong những ngày này, tại nhiều tiểu khu âm vang tiếng máy cưa khai thác gỗ đước của hộ dân sống trong lâm phần. (Trong ảnh: Khai thác đước ở xã Tân Ân Tây).

 

Những cây gỗ đước suông được chất riêng, dùng để làm kèo, cột, lót sàn nhà.

 

Gỗ đước sau khai thác được cưa theo quy cách và chất thành đống với số lượng rất lớn, đang chờ vận chuyển bán cho thương lái.

 

Nhờ khai thác rừng mà nhiều người dân huyện Ngọc Hiển có việc làm, tăng thu nhập. (Trong ảnh: Anh Nguyễn Văn Thương, xã Tân Ân, mỗi ngày kiếm gần 1 triệu đồng từ nghề vận chuyển gỗ).

 

Mỗi ngày có hàng trăm mét khối gỗ đước được các thương lái đến từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thu mua, vận chuyển về hầm than và chế biến xuất khẩu.

 

Huỳnh Lâm thực hiện

 

Huấn luyện đồng bộ - Sẵn sàng chiến đấu

Năm 2023, Ðảng uỷ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo toàn đơn vị tổ chức huấn luyện với phương châm “Cơ bản, thiết thực, vững chắc”, đúng quan điểm, nguyên tắc, các mối kết hợp; coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, sát nhiệm vụ, đối tượng, địa bàn và tổ chức biên chế; đảm bảo 100% quân số tham gia thực hiện các nội dung huấn luyện.

Nghề đặc trưng ở Hòn Chuối

Hòn Chuối nằm cách đất liền 18 hải lý về hướng Tây Nam (tính từ cửa Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời). Ngoài nghề đánh bắt hải sản, người dân ở Hòn Chuối, thị trấn Sông Ðốc và các tỉnh lân cận đã tận dụng mặt nước ven cụm đảo nuôi cá bớp lồng bè, mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đáng kể đời sống người dân.

Làng khô phố biển

(CMO) Cửa biển Sông Ðốc (thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời) là cửa biển sầm uất của tỉnh Cà Mau và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có lượng lớn tàu biển khai thác, mang về nguồn thuỷ hải sản dồi dào.

Sức sống trò chơi dân gian

(CMO) Trò chơi dân gian là loại hình nghệ thuật độc đáo, xuất phát từ cuộc sống của người dân lao động thời xa xưa; là cách giải trí thường ngày và trong các lễ hội, nhằm xua tan vất vả, cực nhọc trong lao động.

Bức tranh quê lúa

(CMO) Huyện Trần Văn Thời là vùng duyên hải nằm ở phía Tây của tỉnh. Nơi đây nổi tiếng với cụm hòn Ðá Bạc, Hòn Chuối, Vườn Quốc gia U Minh Hạ... Không những thế, đây còn là vùng nguyên liệu lúa lớn nhất tỉnh, mỗi năm lúa vàng đồng từ 2-3 vụ, đem lại cuộc sống no ấm cho nhà nông. Những ngày tháng 8, vào mùa thu hoạch, những cánh đồng lúa vùng ngọt hoá: Khánh Bình, Trần Hợi, Khánh Bình Tây... chín vàng, đẹp như một bức tranh.

Dấu ấn thời chống Pháp

(CMO) Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với đồng bào cả nước, quân và dân Cà Mau đã nhất tề đứng lên, biến phố thị, đình, chùa, nhà dân, rừng tràm, rừng đước thành căn cứ cách mạng.

Xuôi dòng kênh xáng Lương Thế Trân

(CMO) Sau giải phóng, nhằm cải tạo đất phèn, nhất là thực hiện chủ trương chuyển đổi canh tác từ 1 vụ lúa mùa dài ngày sang 2 vụ lúa ngắn ngày, chủ động điều tiết nước ở huyện Cái Nước và một phần của thị xã Cà Mau (nay là TP Cà Mau), kênh xáng mang tên người Anh hùng Lương Thế Trân ra đời.

Hàng rào “2 trong 1”

(CMO) Trước thực trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng, tỉnh Cà Mau chỉ đạo đơn vị sở, ngành cấp tỉnh phối hợp UBND các huyện khẩn trương thực hiện nhiều biện pháp phòng chống sạt lở theo tuyến đê, sông ngòi, kênh rạch.

“Xóm chem chép”

(CMO) Ở xứ Ông Ðơn (ấp Phú Quý), Kênh Ba (ấp Cái Ngay), xã Thanh Tùng, huyện Ðầm Dơi, có hàng chục hộ sống thành xóm, chuyên nghề săn bắt các loài nhuyễn thể, đặc biệt là con chem chép. Vào con nước ròng bỏ bãi, hàng chục người cùng vỏ lãi composite mang theo cơm nước, xẻng, vá, cần móc... chia nhau vào từng khu vực ven sông, rạch chờ nước ròng để bắt chem chép.

Ðột phá tăng vụ

(CMO) Mô hình lúa - tôm càng xanh đã không còn xa lạ, tuy nhiên, trên cùng diện tích mà 1 năm nuôi được 4 vụ tôm càng xanh như ông Trần Văn Bình (ấp Nguyễn Tòng, xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình) là rất đáng nể. Bởi theo ông Trần Thanh Phong, Chủ tịch Hội Nông dân xã Biển Bạch Ðông, đa phần người dân nuôi 1 vụ tôm càng xanh/năm, có hộ nuôi thêm đợt trái vụ là tối đa 2 vụ/năm. Riêng ông Bình nuôi thành công 4 vụ/năm, duy trì hiệu quả từ năm 2022 đến nay. Ðặc biệt, trong đó có đến 3 vụ thu hoạch trái vụ, giúp gia đình bán tôm giá cao.