ĐT: (0290) 383 1066 - 383 3905
Thứ bảy, 2-12-23 03:24:14

Giúp dân tự phòng, tránh thiên tai

Báo Cà Mau Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Năm Căn xảy ra 53 điểm sạt lở đất, với chiều dài hơn 1.628 m, làm thiệt hại 31 căn nhà (19 căn thiệt hại hoàn toàn), hư hỏng 409 m lộ nông thôn và một số tài sản khác, ước tổng thiệt hại trên 4 tỷ đồng. Lốc xoáy 32 vụ, làm ảnh hưởng 75 căn nhà (thiệt hại hoàn toàn 14 căn), 1 trại sản xuất giống, ước thiệt hại hơn 1,6 tỷ đồng. Triều cường làm tràn, vỡ bờ bao nuôi thuỷ sản 6 vụ, ước tổng thiệt hại khoảng hơn 2,4 tỷ đồng.

Riêng trên địa bàn thị trấn Năm Căn xảy ra 3 vụ sạt lở, làm ảnh hưởng 7 hộ dân; 3 vụ lốc xoáy, làm ảnh hưởng 31 hộ dân, ước tổng thiệt hại trên 1,4 tỷ đồng. Ðặc biệt, ở một số khóm, do ảnh hưởng của sạt lở đã mất nhiều diện tích đất, hàng chục hộ dân bị thiệt hại nhà hoàn toàn.

Ông Phạm Trọng Sỹ, Trưởng khóm 3, thị trấn Năm Căn, cho biết: “Khóm thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở bà con sống ven sông phải có ý thức cảnh giác, chủ động phòng tránh thiệt hại do sạt lở. Khi phát hiện nhà có dấu hiệu bất thường thì không ngủ lại vào ban đêm, di dời đồ đạc đến nơi an toàn. Ðồng thời, chủ động chằng chống nhà cửa khi có thông tin thời tiết bất thường”.

Ngoài sạt lở đất, triều cường dâng cũng là loại hình thiên tai gây ra nhiều thiệt hại cho người dân. Theo ngành chức năng huyện, đỉnh điểm triều cường, nước có thể dâng lên gần 1 m. Ðể tránh thiệt hại tài sản, người dân đã chủ động xây tường chắn, đắp bờ bao, nâng cao nền nhà, kê cao vật dụng trong gia đình, gia cố bờ bao vuông tôm.

Ông Ngô Hoàng Nhứt, ấp Trại Lưới B, xã Lâm Hải, cho biết: “Ðối với vuông tôm của gia đình, tại những nơi thấp thì tự be, nếu xáng cuốc đi ngang thì thuê đắp thêm. Những hộ có mặt tiền lớn, họ be bề ngang đến khoảng 1 m, chiều cao khoảng 7-8 tấc. Năm nay ai cũng gia cố kỹ, dự trù nước lên cao cũng cả mét”.

Ông Ngô Hoàng Nhứt gia cố bờ bao vuông tôm, phòng tránh sạt lở.

“Nhìn chung, vào mùa triều cường dâng, mực nước sẽ lên cao. Ngay con nước xổ vuông thì nước lên vào thời điểm gần sáng, đến khoảng 3-4 giờ rút xuống; còn cuối con nước xổ thì ngập khoảng 7-8 giờ sáng mới rút. Lúc trước do tôi chưa biết điều này nên nhà cửa, vuông tôm của gia đình bị ảnh hưởng nhiều. Hiện nay, tôi đã nắm được quy luật nên chủ động kê đồ đạc lên cao, gia cố bờ bao vuông tôm, hạn chế thiệt hại”, chị Ngô Ngọc Bích, ấp Xóm Lớn Ngoài, xã Hàng Vịnh, chia sẻ.

Ông Lê Văn Sin, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, cho biết, công tác thông tin, truyền thông về phòng, chống thiên tai (PCTT), thích ứng biến đổi khí hậu ở địa phương được thực hiện hiệu quả bằng nhiều hình thức phù hợp, như thông qua các lớp tập huấn, báo đài, mạng Internet, các cuộc họp khóm, ấp... để người dân biết và chủ động phòng, chống. Ðặc biệt là lưu ý người dân không đặt, để, chất, chứa vật nặng và không để người già, phụ nữ và trẻ em ngủ, nghỉ qua đêm ở những nơi có nguy cơ sạt lở cao; đồng thời chú ý chằng chống nhà cửa ven sông, nơi dễ bị thiệt hại do gió mạnh, lốc xoáy. “Ngoài ra, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện thường xuyên cập nhật và thông tin đầy đủ các dự báo, cảnh báo về tình hình thời tiết, khí tượng thuỷ văn cùng những nội dung khuyến cáo, hướng dẫn của cơ quan chức năng về các biện pháp phòng, chống để các cơ quan, đơn vị, Nhân dân biết, chủ động thực hiện”, ông Lê Văn Sin cho biết thêm.

Trong buổi kiểm tra về công tác PCTT&TKCN trên địa bàn huyện vừa qua, ông Nguyễn Chí Thiện, Giám đốc Sở Công thương, Trưởng đoàn kiểm tra Khu vực 5, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, lưu ý: Huyện cần quan tâm, đổi mới cách tuyên truyền, xem đây là nhiệm vụ chính trong việc PCTT; thường xuyên chỉ đạo cấp cơ sở tăng cường thời lượng, vận dụng các phương tiện hiện có để tuyên truyền sâu rộng cho người dân nắm và chủ động PCTT. Bởi lẽ, một khi kiến thức PCTT của người dân được nâng cao, biết tự phòng, tự tránh thì sẽ giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản khi có tình huống xảy ra./.

 

Quốc Sáng

 

Mong manh bờ Ðông

Cà Mau vừa ban bố tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với sạt lở bờ biển trên địa bàn, tất cả đều trên tuyến biển Ðông, với 6 vị trí đặc biệt nguy hiểm, dài gần 30 km, nhu cầu vốn đầu tư khẩn cấp trên 2,2 ngàn tỷ đồng để xây dựng kè chắn sóng, ngăn chặn sạt lở, bảo vệ bờ biển. Trong đó, riêng trên địa bàn huyện Ngọc Hiển đã có đến 4 vị trí, với chiều dài cần đầu tư hệ thống kè 20.150 m, nhu cầu vốn trên 1,6 ngàn tỷ đồng.

Ðề xuất thí điểm kêu gọi đầu tư kè biển

(CMO) Thực hiện Ðề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 theo Quyết định số 957/QÐ-TTg ngày 6/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ, qua 3 năm thực hiện đề án, tính đến nay, tỉnh đã thực hiện 21 công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển với tổng kinh phí khoảng 2.250 tỷ đồng. Trong đó, đã hoàn thành 10 công trình bằng giải pháp kè 2 hàng cọc ly tâm, các công trình còn lại đang trong giai đoạn thực hiện.

Độc lập dân tộc phải luôn gắn liền với tự do và hạnh phúc của nhân dân

(CMO) Độc lập dân tộc và hạnh phúc nhân dân mãi mãi gắn liền với nhau như đôi cánh nâng đất nước Việt Nam yêu dấu bay cao, vươn xa, cùng nhân loại tiến về phía trước.

Cần nguồn hỗ trợ khẩn cấp từ Trung ương

(CMO) Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2011-2021, sạt lở bờ biển đã làm mất đất và rừng phòng hộ với diện tích khoảng 5.250 ha, sạt lở bờ sông thời gian qua đã làm hư hỏng gần 28 km đường giao thông và hàng trăm căn nhà, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân và tốc độ phát triển của địa phương.

Sống chung với sạt lở

(CMO) Tân Ðức là địa bàn nóng của tình trạng sạt lở ven sông tại huyện Ðầm Dơi. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2023 đến nay, khu vực dân cư ở ngã tư Hiệp Bình, ấp Thuận Hoà, xã Tân Ðức, đã liên tiếp xảy ra 2 vụ sạt lở nghiêm trọng, làm hư hỏng khoảng 75 m lộ bê tông, sụp hoàn toàn 8 căn nhà, ước tính thiệt hại gần 1 tỷ đồng.

Cần cơ chế đặc thù trong phòng, chống thiên tai

(CMO) Cà Mau là tỉnh có điều kiện tự nhiên đặc biệt, trong đó tiêu biểu nhất là bờ biển dài, hệ thống sông ngòi chằng chịt, nền đất yếu lại thấp…, do đó, rất dễ bị tổn thương trên phạm vi rộng trước những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu (BÐKH). Ðể công tác phòng, chống thiên tai đạt hiệu quả cao, nhất là có đủ nguồn lực để chủ động triển khai nhiệm vụ “phòng là chính”, tỉnh đang cần cơ chế chính sách đặc thù.

Thay đổi để thích ứng

(CMO) Các hiện tượng thời tiết cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu ngày một ảnh hưởng nặng nề đến tất cả các lĩnh vực của đời sống, nhất là sản xuất nông nghiệp. Trước diễn biến phức tạp, khó lường của thời tiết, những năm qua, việc sản xuất nông nghiệp của người dân bị ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề. Thực tế này đòi hỏi ngành nông nghiệp phải thay đổi nhanh chóng và toàn diện để thích ứng, hướng tới phát triển bền vững.

Xuôi dòng sạt lở

(CMO) Chợ, khu dân cư sầm uất dọc theo các ngã ba, ngã tư sông từ lâu đã hình thành nét văn hoá đặc trưng của người dân vùng sông nước ÐBSCL nói chung, Cà Mau nói riêng. Thế nhưng hiện nay, không ít nơi đời sống người dân ở những khu vực này đang bị đe doạ trước tình trạng sạt lở ven sông ngày một nghiêm trọng; đã có không ít hộ dân trở nên trắng tay chỉ sau một đêm.

Sẵn sàng ứng phó các tình huống thiên tai

(CMO) Tình hình thiên tai trên địa bàn huyện Ðầm Dơi diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất, tài sản của người dân và thiệt hại về ngân sách. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện đã chủ động phương án chi tiết trên tinh thần sẵn sàng, kịp thời ứng phó với mọi tình huống thiên tai xảy ra.

Chủ động trữ nước giảm thiệt hại do El Nino

(CMO) Nếu xảy ra El Nino, nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp là câu chuyện vô cùng cấp bách đối với tỉnh. Do đó, ngay từ thời điểm hiện tại, khi còn mưa, cần cấp bách triển khai các giải pháp dự trữ nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp.