ĐT: (0290) 383 1066 - 383 3905
Thứ bảy, 2-12-23 03:55:05

Nói không với xuất cảnh "chui" - Bài cuối: Để không là nạn nhân

Báo Cà Mau Theo thông tin từ Công an tỉnh Cà Mau, các tổ chức này sử dụng chiêu trò, lừa đảo việc nhẹ, lương cao, đăng trên các trang mạng xã hội Zalo, Facebook với các tài khoản ảo... nhằm rủ rê, dụ dỗ để đưa người Việt Nam sang Campuchia lao động (chi phí đi do các đối tượng tổ chức xuất cảnh trái phép chi trả). Sau khi qua tới Campuchia, bọn chúng đưa nạn nhân vào các sòng bạc trực tuyến và buộc ký hợp đồng lao động. Tại đây, nạn nhân phải làm việc từ 12-13 tiếng/ngày và phải đạt chỉ tiêu họ yêu cầu. Nếu công dân Việt Nam làm việc tại các công ty này không đáp ứng được thì phải trả lại từ 50-180 triệu đồng/người. Ðây là số tiền mà họ cho là tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng lao động.

>> Bài 1: Hành trình tìm con

Thượng tá Nguyễn Chí Quảng, Phó trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh, cho biết: “Thông thường, các đối tượng sử dụng mạng xã hội hướng dẫn người dân đi tới các điểm hẹn, chúng bố trí xe, người đưa đón và dẫn đi bằng đường mòn sang Campuchia (xuất cảnh trái phép). Do công dân xuất cảnh trái phép nên công tác điều tra, xác minh giải cứu công dân về Việt Nam và truy tìm các đối tượng tổ chức đưa người trốn sang nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn”.

Tuy nhiên, được sự chỉ đạo kịp thời của Cục C02 (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội) - Bộ Công an và Ban Chỉ đạo 138 tỉnh Cà Mau, nhiều nạn nhân đã được hỗ trợ, giải cứu; nhiều đối tượng tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép sang nước ngoài đã bị xử lý theo quy định pháp luật.

Lực lượng cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh nghiên cứu hồ sơ người dân trình báo về lừa đảo đưa lao động sang nước ngoài trái phép.

Thượng tá Nguyễn Chí Quảng chia sẻ: “Theo hướng dẫn của Cục C02, khi có trình báo của thân nhân về việc người dân bị lừa xuất cảnh trái phép sang nước ngoài lao động, có dấu hiệu bị cưỡng bức lao động, đòi tiền chuộc... thì cơ quan công an tiếp nhận thông tin về nạn nhân (họ tên, hình ảnh, căn cước, thông tin liên hệ, vị trí nơi đang ở...). Sau đó sẽ làm công văn đề nghị Cục C02 và UBND tỉnh ra văn bản đề nghị Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, Ðại Sứ quán Việt Nam tại Campuchia, xác minh, hỗ trợ đưa nạn nhân trở về Việt Nam”.

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng công an, sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương, thời gian qua, các cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau đã tiếp nhận 18 trình báo về việc người thân xuất cảnh trái phép sang Campuchia lao động, liên quan 54 người. Theo đó, đã khởi tố 3 vụ án, 5 bị can về tội “Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép” theo Ðiều 349, Bộ luật Hình sự.

Ông Từ Hoàng Ân, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau, cho biết: “Sở đã có văn bản gửi UBND các huyện, thành phố về việc tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực lao động, việc làm. Các địa phương cần theo dõi chặt chẽ tình hình lao động, việc làm, giúp người dân Cà Mau nâng cao nhận thức, đề cao cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo thông qua quảng cáo, mời gọi đi làm việc ở nước ngoài". Ðồng thời, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị UBND các huyện, thành phố phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lao động việc làm đến mọi tầng lớp Nhân dân, hạn chế tối đa người lao động tự xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài bằng các hình thức khác nhau.

Trước hành vi lừa đảo ngày càng tinh vi, Thượng tá Nguyễn Chí Quảng khuyến cáo: “Ðể không trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người, trước hết mỗi người dân phải nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động nhận biết âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người; tự bảo vệ chính mình và người thân trước những hành vi phạm tội của tội phạm này".

Người dân trên địa bàn xã Tân Lộc, huyện Thới Bình được tuyên truyền về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, trong đó có tuyên truyền về lừa đảo lao động sang nước ngoài, mua bán người.

Theo Thượng tá Nguyễn Chí Quảng, người dân, nhất là nhóm trẻ cần cảnh giác, đề phòng người lạ, hoặc cả người thân đi làm ăn xa trở về, hứa hẹn tìm việc làm hoặc rủ hợp tác làm ăn. Luôn đặt nghi vấn trước những lời hứa hẹn tìm việc làm có thu nhập cao ở trong nước và nước ngoài, hoặc lấy chồng nước ngoài giàu có. Trước khi nhận lời mời, mỗi người cần tìm hiểu thật kỹ về địa danh, địa điểm mà mình định đến và đặc điểm, nhân thân của người đi cùng như thế nào. Ngoài ra, khi phát hiện thông tin về các đối tượng, đường dây lôi kéo, môi giới, tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép, nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo, cần trình báo để cơ quan chức năng kịp thời ngăn chặn, điều tra, xử lý.

“Khi phát hiện người lao động có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật (lao động chui, vi phạm hợp đồng lao động, bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp tại nước ngoài), đề nghị UBND các huyện, TP Cà Mau chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn trực tiếp tuyên truyền, vận động gia đình người lao động cam kết, động viên người thân của mình về nước theo quy định của pháp luật. Ðối với những trường hợp đã tuyên truyền và gia đình người lao động đã cam kết vận động người thân về nước thì kiểm tra thực tế việc thực hiện cam kết của gia đình, tránh làm ảnh hưởng đến kết quả công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của địa phương”, ông Từ Hoàng Ân nhấn mạnh./.

 

Hồng Nhung - Quách Nguyên

 

Nghị định mở đường cho hoạt động ở cơ sở

Kể từ ngày 1/8/2023, Nghị định số 33/2023 về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố có hiệu lực thi hành. Từ đó, HÐND tỉnh Cà Mau sẽ hiện thực hoá bằng những nghị quyết cụ thể theo tình hình thực tế tại địa phương. Ðây là điều kiện để cải thiện, nâng cao chế độ, chính sách cho cán bộ cơ sở, nhất là thu hút và sử dụng nguồn nhân lực này.

Dân quân tự vệ rộng khắp - vững mạnh - Bài cuối: Gắn bó máu thịt với dân

(CMO) Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, lực lượng dân quân tự vệ (DQTV) còn tích cực phát triển kinh tế, hỗ trợ người dân trong sản xuất, luôn là lực lượng có mặt kịp thời mỗi khi Nhân dân cần.

Dân quân tự vệ rộng khắp - vững mạnh

(CMO) Dân quân tự vệ (DQTV) là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác. Trong thời bình, DQTV là lực lượng nòng cốt, có nhiệm vụ vừa lao động sản xuất, vừa đóng vai trò xung kích trong bảo vệ sản xuất; phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ và các sự cố nghiêm trọng khác. Ðồng thời, phối hợp với lực lượng an ninh cơ sở giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở; tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh, toàn diện, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ địa phương ngày càng vững chắc. Ở biên giới, biển, đảo, DQTV phối hợp với Bộ đội Biên phòng giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh biên giới của Tổ quốc.

Nỗi niềm y tế cơ sở - Bài cuối: Giải "bài toán" khó

(CMO) “Do không có kinh phí bảo trì, bảo dưỡng từ các dự án, nguồn ngân sách đầu tư còn hạn chế trong nhiều năm qua, nhất là 2 năm vừa qua tỉnh Cà Mau tập trung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, nên việc đầu tư sửa chữa, mua sắm trang thiết bị ngành y rất hạn chế”, Bác sĩ Vương Hữu Tiến, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau, trao đổi cùng phóng viên báo Cà Mau.

Nỗi niềm y tế cơ sở

(CMO) Hiện tại, hầu hết trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, việc chăm sóc sức khoẻ ngay tại tuyến xã hiện vẫn còn nhiều khó khăn, do tình trạng cơ sở vật chất đã xuống cấp, thiết bị hư hỏng, cần được thay mới. Các trạm y tế đã báo cáo thực trạng, cũng như kiến nghị, đề xuất xin được cấp mới thiết bị nhưng ngành chức năng vẫn chưa đáp ứng được.

Những người mở đường - Bài cuối: Xóm “nhà không cửa” đỏ lửa làng nghề

(CMO) Ngay phía trước cổng Khu Du lịch Mũi Cà Mau, du khách thường chọn ghé dãy hàng quán tươm tất, bày đầy ắp các đặc sản địa phương. Cách đây chưa bao lâu, nơi đây chính là một phần của xóm “nhà không cửa”, nét văn hoá thời mở đất, lập làng mà nhiều người đã được nghe hoặc biết đến. Còn người tại chỗ hay gọi đó là “khu 67 hộ”, nay là khu tái định cư gắn với việc sắp xếp, phát triển làng nghề truyền thống để ổn định sinh kế, phát triển du lịch.

Những người mở đường - Bài 2: Bí thư chi bộ tiên phong

(CMO) Từ một làng xóm heo hút, ấp Cồn Mũi giờ đây đã trở thành lựa chọn không thể bỏ qua của du khách, khi muốn trải nghiệm loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở Mũi Cà Mau. Chính Bí thư Chi bộ ấp Cồn Mũi là người "mở đường" cho loại hình du lịch mới trên vùng đất này.

Những người mở đường

(CMO) Nếu so với cách đây khoảng 10 năm, du lịch Mũi Cà Mau đã có cuộc “lột xác” đầy ấn tượng. Cái khác biệt không chỉ đến từ các công trình mới, các sản phẩm du lịch mới, mà đến từ tâm thế và cách thức làm du lịch của cư dân. Du lịch với bà con nơi đây không đơn thuần là nghề mưu sinh, là “cần câu cơm”, mà là sự tự hào, trân quý và hàm ơn với thiên nhiên. Ở đó, có những đảng viên đã đồng hành, gắn bó, tiên phong cống hiến tâm huyết, trí tuệ và niềm đam mê để gìn giữ, lan toả những giá trị riêng có của du lịch Mũi Cà Mau.

Nghệ thuật cải lương đổi mới để phát triển - Bài cuối: Bắt nhịp công nghệ giải trí online

(CMO) Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các loại hình giải trí, chính nghệ thuật cải lương và những nghệ sĩ cũng phải thay đổi cách làm, cách thể hiện, cách quảng bá... để bắt kịp nhịp sống số.

Nghệ thuật cải lương đổi mới để phát triển - Bài 2: Câu chuyện “khát” và "giữ chân" nghệ sĩ

(CMO) Ðể giữ lửa cho nghệ thuật cải lương, điều cốt yếu chính là nguồn nhân lực. Thế nhưng, công tác đào tạo và giữ chân những nghệ sĩ trẻ tại Ðoàn Cải lương Hương Tràm (Ðoàn Hương Tràm) đang gặp vô vàn khó khăn.